Nguyễn Viết Lộc: Chàng trai ở Hải Dương theo bước đàn anh mở chiến dịch tặng áo tuyên truyền chống phá thai để cứu 300000 trẻ em vô tội mỗi năm

Chúng tôi ở đây kêu gọi không nạo phá thai.

Bởi vì sự thật, nạo phá thai là “NẠN”, là một trong những vấn đề nhức nhối ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung hiện nay. Theo số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có gần 300.000 ca nạo hút thai, tỷ lệ phá thai trên 12 tuần tuổi chiếm tới gần 80%. Theo một báo cáo của UNICEF ở Việt Nam, ước tính là 4,7 ca nạo phá thai trên 1.000 phụ nữ và tỷ suất phá thai là 68 ca trên 1.000 ca sinh sống. Tỷ suất phá thai cao nhất ở Hà Nội 196,9 trên 1.000 ca sinh sống. Những con số ấy khiến ta phải rùng mình kinh ngạc. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những con số thống kê tại các cơ sở y tế nhà nước. Thực tế, trên cả nước, vẫn còn hàng hàng nghìn phòng khám tư nhân thực hiện thủ thuật chui, trái phép mà vẫn chưa có số liệu thống kê cụ thể.

Bởi vì sự thật, nạo phá thai là vô nhân đạo. Giết người là tàn nhẫn, giết một đứa trẻ thơ ngây là tàn ác. Đứa trẻ vốn ko có tội, những người vì thỏa mãn khoái cảm thể xác mà tạo ra đứa trẻ mới có tội. Vậy thì, cớ sao có thể lấy một sinh mệnh của 1 đứa trẻ, thậm chí chưa thành nhân thành hình, chịu tội thay cho những người đáng phải chịu tội? Thực tế, tại Malta, Vatican, cái nôi của Công giáo, phá thai tuyệt nhiên là một tội ác, và bị cấm hoàn toàn, không có trường hợp ngoại lệ như “cưỡng hiếp, loạn luân, nguy hiểm đến sức khỏe phụ nữ”.
Giết người vô tội là vô nhân đạo.
Bào thai vô tội.
Do đó, giết bào thai là vô nhân đạo.

Bởi vì sự thật, khi quyết định nạo phá thai là quyết định tự tàn phá sức cơ thể. Nạo phá thai tác động trực tiếp vào buồng tử cung. Khi đó, mức độ an toàn của người phụ nữ không phải bản thân họ quyết định mà đã bị giao phó cho người khác. Nạo phá thai sớm hay muộn đều để lại hậu quả. Các trường hợp thai to, tử cung nhão, sót nhau thai, thủng tử cung, tử cung co hồi kém, rách cổ tử cung,... có thể gây chảy máu âm đạo hoặc ứ máu tử cung. Trường hợp khác là nhiễm trùng do bác sĩ phẫu thuật sót nhau, dụng cụ không đảm bảo vô trùng hoặc tiến hành các thủ thuật không đảm bảo vô trùng. Nếu việc khắc phục các hậu quả sớm không hiệu quả hoặc do thủ thuật nạo phá thai thô bạo, người mẹ có thể vô kinh, vô sinh, sảy thai liên tục, thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo, v.v… Thậm chí, đã có không ít những ca tử vong trong quá trình nạo phá thai. Vậy thì, mẹ có bằng lòng để một cái gật đầu quyết định sinh mạng của hai con người?
Bởi vì sự thật, Luật pháp là cần thiết vô cùng. Không có luật, ai cũng vậy sẽ thả trôi bản thân, đến đâu thì đến, đến đâu cũng được. Thực tế là ở Việt Nam việc phá thai chỉ bị phạt khi phá thai vì lựa chọn giới tính, ngoài ra không có văn bản nào cấm hoàn toàn việc nạo phá thai. Vậy thì làm sao, để giảm số đứa trẻ không có cơ hội chào đời, bị cắt đứt sự sống ngay từ khi còn trong bụng mẹ? Tuyên truyền ư? Đài báo, ti vi, chiến dịch cộng đồng? Tuyên truyền là một việc, có làm theo hay không là việc khác, còn tùy thuộc vào nhận thức và ý thức của mỗi cá nhân. Còn khi Luật đã được áp dụng, người dân phải học Luật, phải chấp hành Luật, phải kiềm chế hành vi, phải tự nhận thức và ý thức việc đã, đang, sẽ làm và hậu quả của nó. Vậy thì, có gì là ko tốt, là sai khi ban hành Luật nhân đạo như vậy?



Chúng tôi rất cần sự giúp đỡ bằng hành động nhỏ của mọi người để làm nên điều lớn lao hơn thế, làm nên một cộng đồng văn minh, một đất nước không còn gam màu u tối của NẠN nạo phá thai.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn